Mụn trứng cá: Nguyên nhân, triệu chứng và nguy cơ cần phải biết

Must read

Jimmy
Jimmy
Kem sâm Guoyao Nhật Bản với khẩu hiệu tạm biệt tàn nhang, xua tan vết nám. Địa chỉ: 1 Đường số 1, An Lạc, Bình Tân, HCM. Hotline: 0932777907

Mụn trứng cá là tình trạng viêm mạn tính của nang lông tuyến bã. Bệnh thường gặp tại các bệnh viện và các chuyên khoa da liễu. Chi phí điều trị liên quan đến mụn trứng cá rất cao bao gồm năng suất lao động và tâm lý trầm cảm. Mụn trứng cá xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng tập trung nhiều ở thanh thiếu niên.

Mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá là dạng bệnh nang lông tuyến bã, với các tổn thương da do sự tăng tiết chất bã nhờn, đọng lại ở các lỗ chân lông, kèm theo hiện tượng viêm nhiễm ở nang lông tuyến bã. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là mụn trứng cá tuổi dậy thì, hay người có cơ địa da dầu.

Nếu không điều trị đúng và không tuân thủ điều trị, bệnh nặng nề hơn, để lại di chứng khó chữa, khiến người bệnh rơi vào trạng thái mặc cảm, tự ti trong giao tiếp, giảm hiệu quả công việc.

Trong mọi trường hợp, mụn trứng cá cần được điều trị sớm, đúng và đủ tại các cơ sở y tế để làm giảm mức độ nghiêm trọng, ức chế bệnh hoàn toàn. Từ đó, ngăn ngừa và giảm sự mất thẩm mỹ do sẹo mụn gây ra.

Cơ chế và nguyên nhân hình thành mụn trứng cá

Cơ chế gây mụn trứng cá được xác định do 4 yếu tố sau:

  • Tăng tiết chất bã nhờn: bao gồm yếu tố nội tiết và các yếu tố không liên quan đến nội tiết (xà phòng, sở hữu làn da dầu, mức độ tăng tiết bã nhờn…).
  • Rối loạn sừng hóa ống bã: làm hẹp, thậm chí tắc đường thoát chất bã nhờn gây nên tình trạng ứ đọng chất bã.

Khi nang lông nhất là cổ nang lông tuyến bã bị sừng hóa làm cho ống bài xuất tuyến bã bị hẹp lại, khiến cho chất bã bị ứ đọng trong lòng tuyến bã. Nếu không xảy ra bội nhiễm, chất bã cô lại thành nhân trứng cá (khoảng 30 ngày). Nếu xảy ra bội nhiễm, tuyến bã sẽ sinh mủ, quá trình viêm nhiễm lan sang tuyến bã khác, gây nên dạng trứng cá bọc, trứng cá viêm tấy.

  • Vi khuẩn: liên cầu, tụ cầu và đặc biệt là Cuti Bacterium acnes trong các ống tuyến bã. Đây là vi khuẩn quan trọng nhất trong căn sinh bệnh học mụn trứng cá. Là loại vi khuẩn gram dương kỵ khí, phát triển tốt nhất trong điều kiện pH bằng 5-5,6, nhiệt độ 30-37 độ C. Trên cơ thể người có cơ địa tăng tiết bã nhờn, có dày cổ nang lông tuyến bã là điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phát triển. Trong đó, Cuti Bacterium acnes giữ vai trò chính trong sự phát triển mụn trứng cá.
  • Tình trạng viêm nhiễm: sự xuất hiện của vi trùng sinh mụn, tạo ra các chất sinh học. Các chất này hoạt hóa hệ thống bổ thể, các bạch cầu đa nhân, gây tình trạng viêm nang lông.

Mụn trứng cá thường xuất hiện ở vùng da có nhiều tuyến dầu (bã nhờn) như mặt, trán, ngực, phần lưng trên và vai. Các nang lông được kết nối với các tuyến dầu.

Thành nang có thể phồng lên và tạo ra mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen do lỗ chân lông nở lớn. Nhìn mắt thường, mụn đầu đen có thể trông giống như bụi bẩn mắc kẹt trong lỗ chân lông. Tuy nhiên, mụn hình thành do lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi dầu và vi khuẩn tích tụ, khi tiếp xúc với không khí sẽ chuyển sang màu nâu đen.

Triệu chứng hình thành của mụn trứng cá

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của mụn, các dấu hiệu mụn trứng cá sẽ khác nhau:

  • Mụn đầu trắng do lỗ chân lông tắc nghẽn
  • Mụn đầu đen do lỗ chân lông mở rộng
  • Các nốt mụn nhỏ màu đỏ, mềm (sẩn)
  • Mụn nhọt (mụn mủ), là những nốt sẩn có mủ ở đầu
  • Các cục u lớn, rắn, gây đau dưới da (nốt sần)
  • Đau, có mủ dưới da (tổn thương dạng nang)

Mụn trứng cá thường xuất hiện trên mặt, trán, ngực, lưng trên và vai.

Biến chứng để lại của mụn trứng cá

Những biến chứng để lại của mụn trứng cá thường xảy ra ở người da sẫm màu, bao gồm:

  • Sẹo: biến chứng da rỗ (sẹo mụn) và da dày (sẹo lồi) có thể tồn tại lâu dài sau khi mụn đã lành.
  • Da thay đổi: sau khi hết mụn, vùng da bị ảnh hưởng có thể sẫm màu hơn (tăng sắc tố) hoặc sáng hơn (giảm sắc tố) so với thời điểm trước khi bị mụn.

Yếu tố nguy cơ phát triển mụn trứng cá

Bên cạnh những nguyên nhân, những yếu tố nguy cơ dưới đây cũng góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy tình trạng mụn phát sinh và tăng nặng. Chúng bao gồm:

yếu tố nguy cơ phát triển mụn trứng cá
Bên cạnh những nguyên nhân chính, mụn trứng cá cũng do lối sống, chế độ dinh dưỡng…

1. Tuổi tác

Ở giai đoạn dậy thì, nội tiết tố chưa được cân bằng khiến tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, dẫn đến tình trạng bít tắc lỗ chân lông và gây mụn. Sau tuổi 20, nội tiết đã ổn định, mụn trứng cá sẽ giảm đi và ít xuất hiện. Tuy nhiên, tình trạng mụn, thậm chí mụn bọc, mủ… vẫn xảy ra ở những người sau độ tuổi 20. Nguyên nhân có thể đến từ các yếu tố môi trường, căng thẳng, ăn thức ăn nhiều dầu mỡ…

2. Thay đổi nội tiết tố

Các nội tiết tố nam (androgen), nhất là testosterone kích thích tiết bã nhờn, progesterone liều cao có tác dụng kích thích, liều thấp có tác dụng ức chế. Oestrogen liều cao có tác dụng ức chế. Hormone tuyến yên kích thích trực tiếp đến tuyến bã. Các yếu tố trên lý giải mối liên quan giữa trứng cá thường gặp ở tuổi dậy thì hoặc liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.

3. Di truyền

Nếu cả bố và mẹ đều bị mụn trứng cá, khả năng con cái có thể bị mụn trứng cá.

4. Tẩy rửa

Lạm dụng xà bông kích thích tăng tiết bã, tăng nguy cơ hình thành mụn trứng cá.

5. Môi trường

Các chất béo động vật trong môi trường, tiệm bán đồ ăn nhanh, công nhân cơ khí tiếp xúc thường xuyên với dầu nhờn của động cơ, độ ẩm, tia tử ngoại. Sự gia tăng độ ẩm trên bề mặt da ở môi trường khí hậu nóng ẩm có thể làm gia tăng sự trầm trọng của trứng cá, do sự tắc nghẽn ống nang lông tuyến bã.

6. Thực phẩm ăn kiêng

  • Chế độ ăn uống có chỉ số đường huyết thấp. Cắt bỏ thịt chế biến và carbs tinh chế có thể giúp giảm tổn thương do mụn trứng cá.
  • Các sản phẩm sữa: việc tiêu thụ một số sản phẩm từ sữa và chế phẩm từ sữa, dường như làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trứng cá. Tuy nhiên, các sản phẩm từ sữa không phải sữa (như pho mát) dường như không làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trứng cá.
  • Chất béo và axit béo: axit béo omega -3 và omega-6 có thể giúp giảm mụn trứng cá.
  • Ăn chay: dù chế độ ăn thuần chay và ăn chay có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng có ít bằng chứng cho thấy chế độ ăn này giúp ích cho việc điều trị mụn trứng cá.
  • Chế phẩm sinh học: dù chế phẩm sinh học được tìm thấy trong sữa chua, thực phẩm lên men, các chất bổ sung… có thể giúp cải thiện mụn trứng cá nhưng các chuyên gia vẫn chưa thấy được lợi ích của chế phẩm sinh học trong điều trị tình trạng da liễu này.

7. Ma sát hoặc áp lực lên da

Quá trình cọ sát của các vật dụng như điện thoại, điện thoại di động, mũ bảo hiểm, vòng cổ, ba lô quá chặt… hay thường xuyên đeo khẩu trang hoặc khẩu trang kém chất lượng, tác động lên da cũng được xem là nguyên nhân gây mụn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu các biện pháp tự chăm sóc kéo dài không làm sạch mụn hoặc tình trạng mụn diễn biến nghiêm trọng, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để tìm phác đồ phù hợp cho từng cá thể riêng biệt.

  • Với phụ nữ thường xuyên bị mụn trứng cá, thường bùng phát mụn vào thời điểm một tuần trước kỳ kinh nguyệt hay dùng các biện pháp tránh thai thì mụn có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
  • Ở người lớn tuổi, sự khởi phát đột ngột của mụn trứng cá nặng có thể báo hiệu một bệnh lý có từ trước cần được điều trị.
  • Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cảnh báo rằng một số loại kem dưỡng da, sữa rửa mặt trị mụn không kê đơn có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng. Dù những phản ứng này khá hiếm nhưng nên chú ý đến tình trạng mẩn đỏ, kích ứng hoặc ngứa ngáy xảy ra ở những vùng đã dùng thuốc hoặc kem dưỡng.
  • Ngoài ra, nếu gặp phải những biểu hiện như ngất xỉu; khó thở; sưng mắt, mặt, môi hoặc lưỡi; cổ họng căng cứng… sau khi sử dụng sản phẩm chăm sóc da, bạn nên tìm kiếm một sự chăm sóc y tế khẩn cấp.

Phương pháp điều trị

Điều trị mụn cái trứng cá phụ thuộc vào tình trạng và mức độ của mụn:

1. Mức độ nhẹ

Người bệnh có thể sử dụng các loại kem, sữa rửa mặt hoặc thuốc điều trị tại chỗ không kê đơn để trị mụn. Những thành phần phổ biến có trong kem và gel trị mụn bao gồm:

  • Benzoyl peroxide: giúp làm khô mụn, ngăn mụn mới hình thành và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.
  • Axit salicylic: giúp tẩy tế bào chết trên da, ngăn ngừa lỗ chân lông bị tắc nghẽn do vi khuẩn gây mụn.
máy soi da
Máy soi da thế hệ mới tại chuyên khoa Da liễu – BVĐK Tâm Anh TP.HCM, hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề về da liễu trong đó có tình trạng mụn trứng cá

2. Mức độ vừa

Nếu sau vài tuần điều trị mụn không kê đơn mà triệu chứng vẫn không hết, người bệnh nên đi khám bác sĩ da liễu. Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa sẹo.

Nếu bị mụn trứng cá ở mức vừa phải, bác sĩ da liễu có thể khuyên bạn nên dùng:

  • Benzoyl peroxide (liều dùng theo toa)
  • Thuốc kháng sinh (như erythromycin hoặc clindamycin)
  • Retinoids (như retinol)

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất một loại thuốc kháng sinh uống hoặc thuốc ngừa thai nội tiết tố để giúp kiểm soát mụn trứng cá.

Thông thường, người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian ngắn, vì vậy cơ thể không hình thành sức đề kháng và cơ thể dễ bị nhiễm trùng.

Mức độ nặng

Với tình trạng mụn trứng cá nặng, bác sĩ da liễu có thể đề nghị điều trị kết hợp một hoặc nhiều biện pháp sau:

  • Kháng sinh uống
  • Benzoyl peroxide
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ
  • Retinoids tại chỗ

Bác sĩ da liễu cũng có thể đề nghị sử dụng thuốc kiểm soát nội tiết hoặc isotretinoin uống hay còn gọi là Accutane. Đây là một loại vitamin A được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá mức độ nặng. Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, bác sĩ chỉ kê đơn khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Dẫu không thể ngăn ngừa hoàn toàn mụn trứng cá, nhưng bạn có thể thực hiện những bước chăm sóc tại nhà để giảm nguy cơ phát sinh mụn trứng cá.

Những việc làm cụ thể bao gồm:

  • Rửa mặt hàng ngày bằng sữa rửa mặt không chứa dầu.
  • Dùng sữa rửa mặt trị mụn không kê đơn để giúp loại bỏ dầu thừa.
  • Sử dụng mỹ phẩm trang điểm gốc nước hoặc gắn mác “không gây dị ứng” để giảm tình trạng làm tắc nghẽn lỗ chân lông và sinh mụn.
  • Tránh các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm có chứa dầu.
  • Tẩy trang và làm sạch da thật sạch trước khi ngủ.
  • Tắm hoặc rửa mặt sau khi tập thể dục.
  • Cột tóc (nếu tóc dài) để không che khuất khuôn mặt.
  • Tránh đội mũ, băng đô bó sát đầu, quần áo ở các khu vực dễ nổi mụn.
  • Duy trì chế độ ăn uống cân bằng và uống đủ nước.
  • Giảm căng thẳng.

Bên cạnh đó, bác sĩ da liễu có thể đưa ra lời khuyên, hướng dẫn cách chăm sóc da theo hướng “cá nhân hóa” nhằm ngăn ngừa mụn trứng cá.

5/5 - (1 bình chọn)
- Advertisement -spot_img

Cùng Chuyên Mục

- Advertisement -spot_img

Latest article